Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

Nga chỉ mặt loại tên lửa Mỹ đã phá hủy radar hiện đại nhất

Các quốc gia NATO và chính phủ Ukraine sẽ không còn công bố các loại vũ khí và số lượng viện trợ quân sự cụ thể cho Kiev. Quân đội Ukraine đã có trong tay rất nhiều vũ khí tiên tiến của phương Tây và đã được đưa vào sử dụng trong cuộc xung đột; thậm chí nhiều binh sĩ Nga chưa từng nghe nói về những vũ khí đó. Theo tờ Topwar, Quân đội Nga đã tìm thấy mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất, trong khu vực lãnh thổ do Nga kiểm soát. Điều này cũng giải thích việc radar phòng không Podlet-K1 (48YA6-К1) hiện đại nhất của Nga, bị phá hủy ở khu vực Kherson vừa qua. Radar phòng không Podlet-K1 được sử dụng để thay thế radar 96L6-1 trong hệ thống phòng không S-400. Khi đó, radar phòng không Podlet-K1 bị phá hủy cách vị trí đóng quân của quân đội Ukraine hơn 100 km và không nằm trong tầm bắn của tên lửa M31, được phóng đi từ hệ thống M142 HIMARS hay M270 MLRS của Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov hồi tháng 7 tuyên bố, Lầu Năm Góc đã viện trợ cho Kiev loại "tên lửa chống bức xạ đặc biệt"; nhưng tình hình cụ thể không được tiết lộ. Hiện vẫn có một số bất đồng về cách mà tên lửa chống bức xạ AGM-88 này được phóng đi. Và chắc chắn rằng cho đến nay, không có thông tin công khai nào cho thấy, máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất, có khả năng phóng tên lửa chống bức xạ do Mỹ sản xuất. Số máy bay chiến đấu mà Ukraine hiện đang sở hữu, có thể phóng tên lửa bức xạ chống radar bao gồm, máy bay chiến đấu MiG-29, Su-27 và tiêm kích bom Su-25. Thậm chí cả máy bay chiến đấu MiG-29 của các nước Đông Âu tuyên bố viện trợ cho Ukraine, mặc dù được nâng cấp một phần theo tiêu chuẩn NATO, nhưng không có thông tin công khai rằng, chúng có khả năng phóng tên lửa bức xạ AGM-88. Các nhà phân tích cho rằng, tên lửa chống bức xạ AGM-88 do Mỹ viện trợ cho Ukraine, có khả năng giống với tên lửa chống tăng Brimstone do Anh cung cấp. Tên lửa Brimstone ban đầu được sử dụng phóng từ trên không, nhưng sau đó được sửa đổi để phóng đi từ mặt đất. Rất có khả năng tên lửa AGM-88 cũng đi theo hướng này. So với việc cải tiến máy bay chiến đấu để phóng tên lửa AGM-88, thì việc cải tiến AGM-88 phóng từ mặt đất dễ dàng hơn, giống như loại tên lửa chống bức xạ Wolf, mà quân đội Israel cải tiến từ tên lửa chống bức xạ AGM-78 Standard, để phóng đi từ mặt đất, sử dụng trong cuộc chiến với Quân đội Syria tại Liban năm 1982. Hiện thông tin về việc liệu loại tên lửa chống radar AGM-88 đã có phiên bản phóng từ mặt đất từ trước đó, hay chỉ mới xuất hiện từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, thì vẫn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, với năng lực của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine (và có sự giúp đỡ nhiệt tình của Mỹ), việc cải tiến thực sự không quá khó khăn. Theo những thông tin công khai, tên lửa chống bức xạ AGM-88 có tầm bắn tối đa hơn 90-150 km (tùy thuộc vào các phiên bản khác nhau), sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar thụ động, có tốc độ tối đa Mach 2 và đầu đạn nổ phá nặng 66 kg với bán kính sát thương 30 mét. Tên lửa bức xạ AGM-88 có thể phóng đi từ nhiều loại máy bay chiến đấu của phương Tây. Về băng thông phủ sóng của tên lửa, hiệu suất thực tế, mức độ thông minh hoặc độ tin cậy, tất cả những tính năng trên đều ở cấp độ tiên tiến của thế giới. Không quân Nga cũng sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-31P/ PM trong chiến dịch quân sự đặc biệt của họ. Đặc điểm lớn nhất của tên lửa Kh-31P/ PM là sức công phá lớn, với đầu đạn nặng 87 kg, để bù đắp cho sự thiếu chính xác của nó. Tên lửa chống bức xạ Kh-31P/ PM có những khiếm khuyết rõ ràng về hiệu suất và băng thông bao phủ, kém hơn so với các sản phẩm tương tự của Mỹ. Tên lửa chống bức xạ Kh-31P có 3 loại đầu dò để bao phủ các băng thông khác nhau (Kh-31PM đã được đổi thành 1 đầu tìm, nhưng hiệu suất thực tế không rõ ràng). Như vậy tên lửa bức xạ Kh-31P/ PM của Nga chỉ có thể đối phó với các mục tiêu đã biết tần số và không thể đối phó với các mục tiêu ngẫu nhiên, được tìm thấy trên chiến trường. Điều đặc biệt là băng thông của tên lửa Kh-31P/ PM, chỉ có thể tiêu diệt các loại radar của NATO, nhưng có tác dụng hạn chế đối với các radar của Liên Xô. Do vậy trong những ngày đầu của cuộc xung đột, các máy bay chiến đấu mới của Không quân Nga như Su-35, mang tên lửa chống bức xạ KH-31P/ PM để thực hiện các nhiệm vụ chế áp phòng không (SEAD), nhằm đánh tê liệt các đài radar của lực lượng phòng không Ukraine, để các máy bay khác bước vào chiến đấu. Trong chiến dịch đánh chiếm Kiev, nhằm chiếm quyền kiểm soát trên không, các máy bay chiến đấu của Nga, tiến sâu vào vùng trời Kiev. Tuy nhiên, không quân Nga sau đó lại nhận nhiều thiệt hại, khi hệ thống phòng không của Ukraine hoạt động vẫn khá hiệu quả.