Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

‘Bắt bớ xàm xí cho thấy chính quyền quá tự ti’

Công an bắt Ngọc Trinh nhưng lại tha cho hai diễn viên xiếc có cùng hành vi vì hai anh này có thẻ đảng
Listen to this article

Các trường hợp bắt bớ gần đây cho thấy chính quyền quá tự ti, mặc cảm, trước khả năng giáo dục chính thống.

Việc bắt những người nổi tiếng có hành vi “lệch chuẩn” như Khá bảnh, Nguyễn Phương Hằng hay Ngọc Trinh và có thể còn nữa cho thấy rằng công an đang áp dụng luật ngầm cho những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, tất nhiên ảnh hưởng có thể là tích cực hay tiêu cực hoặc lẫn lộn cả hai.

Những người/nhóm nói trên có đặc điểm chung là có những hành động, phát ngôn, bị coi là “lệch chuẩn” với chính quyền hoặc với tổ chức, cá nhân, xã hội. Cái ngầm ở đây chính là việc tạo nên sự bất bình đẳng trước pháp luật giữa người nổi tiếng và không nổi tiếng.

Nhưng nếu Facebook, kênh YouTube có trên vạn người theo dõi, thì có thể sẽ bị xử lý. Như mấy người trên thì lượng theo dõi có thể tới hàng triệu, nên họ bị xử lý hình sự cho tội danh khá mơ hồ đại khái là gây ảnh hưởng xấu tới nhận thức của đám đông hay xúc phạm tổ chức, cá nhân. Như vậy rõ ràng là có sự bất bình đẳng trước pháp luật giữa người nổi tiếng và không nổi tiếng.

Hay nói cách khác, pháp luật đã không rõ ràng, nên mới phải dùng luật ngầm. Tuy nhiên, việc bổ sung hay làm rõ luật trong trường hợp này là không dễ. Vì mạng XH phụ thuộc yếu tố công nghệ, nên rất khó có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng của một hành vi, lời nói. Nhất là khi những thứ đó đều có thể làm giả.


Ví dụ, một profile Facebook có 100.000 người theo dõi, nhưng hoàn toàn có thể mua được theo dõi ảo. Hay một post có hàng vạn tương tác, nhưng cũng có thể mua dễ dàng. Mức độ ảnh hưởng có khi lại thấp hơn nhiều so với status của người khác có lượng tương tác thật.


Vậy làm thế nào để định lượng mức độ ảnh hưởng? Vô phương, sự định lượng theo lượng tương tác, comment chỉ tương đối và hoàn toàn có thể bị cãi là ảo!


Ngoài ra, sức ảnh hưởng cũng còn tùy từng thành phần xã hội. Ví dụ một KOL mà có ảnh hưởng với giới cần lao manh động thì rõ ràng là sẽ nguy hiểm trong việc kích động bạo động. KOL khác có ảnh hưởng tới giới trí thức thì không lo manh động, nhưng lại lo ngại về việc thay đổi nhận thức của xã hội. Vậy ai nguy hiểm hơn ai? Cần bắt ai trước? Chắc chắn là dựa trên cảm tính của phía công an.


Các trường hợp bắt bớ kể trên cho thấy chính quyền quá tự ti, mặc cảm, trước khả năng giáo dục chính thống. Chứ như mình hay con cái mình, thì sẽ thừa khả năng nhận thức là đừng có n gu dốt và chắc chắn không thể làm được việc hai thằng chở nhau bằng xe máy bằng cách chồng đầu! Hoặc cũng phải giáo dục để giới trẻ biết là không nên lái xe máy bằng cách thả 2 tay hay nằm ra yên, vì sẽ nguy hiểm và có thể bị phạt.


Xử lý hành vi này lẽ ra phải dựa trên hậu quả thực tế. Ví dụ Ngọc Trinh tạo nên cuộc đua xe bất hợp pháp. Hay Nguyễn Phương Hằng kêu gọi thành công 1 đám biểu tình hoặc chửi ai đó mà người đó bị trầm cảm, tự vẫn…


Tức là phải dựa trên hậu quả thực tế đã xảy ra chứ không thể dự báo hậu quả rồi bắt bớ.


Việc bắt bớ này vô hình trung đã đề cao chị Hằng hơn cả VTV, Ngọc Trinh, Khá bảnh còn hơn thày cô giáo về khả năng giáo dục. Lẽ ra, không cần phải lo sợ về sức ảnh hưởng kiểu này, ai phạm luật đâu thì xử lý đó, như Ngọc Trinh chỉ cần xử phạt hành chính, chỉ bắt bớ khi tái phạm nhiều lần…

Tóm lại là vẫn phải điều chỉnh luật để không phải sử dụng luật ngầm với sự bất bình đẳng. Phải chăng cần có thêm luật điều chỉnh hành vi của người nổi tiếng, bao gồm cả quan chức?

Dương Quốc Chính