Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

FBI đã xin lệnh khám xét dinh thự cựu Tổng thống Donald Trump như thế nào?

Cùng sự kiện

Thông tin FBI đột kích và khám xét dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Việc FBI bất ngờ đột kích vào dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump ở thành phố Palm Beach, bang Florida (Mỹ) ngày 8/8 (giờ địa phương) đã gây ra nhiều tranh cãi. Trong đó, cả ông Trump cùng các đồng minh của ông chỉ trích vụ việc này là một sự chính trị hoá lực lượng thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành cuộc đột kích này, lực lượng FBI đã phải trải qua một quy trình kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các tiêu chí cần thiết để nhận được lệnh khám xét từ thẩm phán. 

Được biết, cuộc khám xét là một phần cuộc điều tra xem liệu cựu Tổng thống Trump có vi phạm luật khi chuyển các tài liệu mật từ Nhà Trắng tới dinh thự riêng Mar-a-Lago hay không. 

Bộ Tư pháp đã mở cuộc điều tra làm rõ vấn đề này sau khi Uỷ ban Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia nói rằng họ đã thu hồi 15 thùng tài liệu được phân loại của Nhà Trắng từ bất động sản Mar-a-Lago hồi đầu năm nay. 

Lệnh khám xét có tác dụng gì?

Đặc vụ FBI không thể cứ đến và khám xét các tài sản riêng như biệt thự Mar-a-Lago. Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà điều tra trước hết cần xin lệnh khám xét, trong đó họ phải thuyết phục được thẩm phán rằng họ đang đối mặt với một vụ việc có yếu tố vi tội phạm.

Các cơ quan liên bang muốn xin lệnh khám xét sẽ phải cung cấp bằng chứng và các thông tin cơ bản về lý do họ cần khám xét một tài sản nào đó trong một bản tuyên thệ. Bản tuyên thệ này sẽ được một thẩm phán liên bang hoặc cấp hạt xem xét. 

dinh thu cuu tong thong trump
Biệt thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Mỹ. Ảnh: AP 

Thẩm phán có thể hỏi thêm thông tin và thẩm vấn người đại diện xin lệnh khám xét theo lời tuyên thệ. Thẩm phán sẽ chỉ ký vào lệnh khám xét khi xác định có bằng chứng về tội phạm liên bang tại địa điểm mà nhà chức trách muốn khám xét.

Ông Dennis Lormel, cựu đặc vụ FBI có kinh nghiệm làm viễ 28 năm, cho biết do tính nhạy cảm của cuộc điều tra liên quan đến một cựu tổng thống, nên cả Bộ Tư pháp và thẩm phán đều phải cân nhắc rất kỹ.

Quá trình đăng ký lệnh khám xét diễn ra hoàn toàn bí mật không làm rò rỉ thông tin về người có tài sản bị khám xét. Mọi hồ sơ tòa án liên quan đến đơn xin trát sẽ được niêm phong.

Những hồ sơ đó thường được niêm phong cho đến khi một vụ án hình sự được đưa ra, và thậm chí sau đó, các nhà chức trách vẫn có thể giữ kín, không công khai thông tin về bản tuyên thệ. Người có tài sản đang bị khám xét được quyền xem trát nhưng không được xem bản khai.

Nếu một tài sản bị khám xét mà không có lệnh hợp lệ, bất kỳ bằng chứng nào thu giữ được đều có thể bị loại bỏ, có nghĩa là không thể sử dụng các bằng chứng này trước tòa.

fbi kham xet dinh thu ong trump1
Cảnh sát được trông thấy bên ngoài biệt thự của ông Trump. Ảnh: AP 

Ông Brian O'Hare, chủ tịch Hiệp hội Đặc vụ FBI, nói rằng tất cả các lệnh khám xét "phải đáp ứng các quy tắc thủ tục chi tiết và rõ ràng và là sản phẩm của sự hợp tác, tham vấn với các luật sư liên quan của Bộ Tư pháp". 

Trong trường hợp của cựu Tổng thống Trump, quá trình thi hành lệnh cũng bao gồm việc thông báo cho Cơ quan Mật vụ thông tin chi tiết bởi họ cung cấp sự đảm bảo an ninh cho cựu tổng thống và nhà của ông. Một người quen thuộc với cuộc khám xét nói với AP rằng FBI đã liên hệ với Sở Mật vụ ngay trước khi tống đạt lệnh.

Các nhân viên mật vụ đã liên hệ với Bộ Tư pháp và đã xác thực lệnh trước khi tạo điều kiện cho các đặc vụ tiếp cận tài sản.

Đạo luật nào đã được áp dụng?

Không rõ các quan chức luật pháp đã đề cập với vi phạm gì. Nhiều luật liên bang liên quan việc xử lý các hồ sơ được phân loại, bao gồm các đạo luật quy định việc huỷ bỏ các hồ sơ này hoặc lưu giữ chúng ở vị trí trái phép là một tội ác.

Đạo luật Hồ sơ Tổng thống, được ban hành vào năm 1978 sau vụ bê bối Watergate, đã yêu cầu phải bảo quản các tài liệu của Nhà Trắng như tài sản của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, chưa từng có trường hợp một cựu tổng tổng thống bị trừng phạt vì vi phạm Đạo luật Hồ sơ Tổng thống và thực tế chưa có cơ chế thực thi nào để thực thi luật.

Một luật liên bang khác thì quy địn bất kỳ ai đang quản lý hồ sơ của chính phủ "cố ý và bất hợp pháp che giấu, cắt xén, xóa hoặc tiêu hủy" các tài liệu đều bị coi là tội phạm. Nếu  bị kết án, người đó sẽ bị phạt tiền hoặc nhận mức án tối đa ba năm trong nhà tù, hoặc chịu cả 2 hình thức xử phạt này. 

Những người bị kết án cũng "sẽ bị tước bỏ chức vụ của mình và không đủ tư cách nắm giữ bất kỳ chức vụ nào khác tại Mỹ". Nhưng các chuyên gia pháp lý đã nói rằng điều đó sẽ không áp dụng với trường hợp văn phòng tổng thống.

Minh Hạnh (Theo AP)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/fbi-da-xin-lenh-kham-xet-nha-cuu-tong-thong-donald-trump-nhu-the-nao-a547391.html

  • FBI tịch thu điện thoại của đồng minh thân thiết với ông Trump

    Văn phòng nghị sĩ Cộng hoà Scott Perry, đồng minh thân thiết với cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết FBI mới đây đã tịch thu điện thoại của ông.

  • Hé lộ lý do FBI đột kích, khám xét dinh thự cựu Tổng thống Trump

    Một nguồn tin của NBC News cho biết vụ đột kích của FBI vào dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump có liên quan tới những tài liệu mật mà ông đã lấy.

  • Nhà Trắng không biết về vụ đột kích của FBI vào dinh thự cựu Tổng thống Trump

    Quan chức Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden không được biết về vụ đột kích của FBI vào dinh thự Mar-a-Lago của ông Donald Trump.

  • FBI đã xin lệnh khám xét dinh thự cựu Tổng thống Donald Trump như thế nào?

    Thông tin FBI đột kích và khám xét dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

  • Đặc vụ FBI thu giữ khoảng 10 thùng tài liệu từ dinh thự của ông Trump

    Theo thông tin từ các luật sư, nhân viên của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thu giữ khoảng 10 hộp tài liệu khi khám xét dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Florida.

  • Số ca nhiễm đậu mùa khỉ tại Mỹ tăng gấp 3 lần trong vòng 15 ngày

    Số ca nhiễm đậu mùa khỉ đang tăng mạnh tại Mỹ, với tổng số bệnh nhân lên tới gần 9.000 người, tăng gấp 3 lần trong 15 ngày.

  • FBI tịch thu điện thoại của đồng minh thân thiết với ông Trump

    Văn phòng nghị sĩ Cộng hoà Scott Perry, đồng minh thân thiết với cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết FBI mới đây đã tịch thu điện thoại của ông.

  • Tin tức quân sự mới nóng nhất ngày 10/8: Nga rút khỏi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công chiến lược với Mỹ

    Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 10/8/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

  • Tổng thống Joe Biden ký dự luật 52 tỷ USD, cạnh tranh chất bán dẫn với Trung Quốc

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một dự luật nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác.

  • Tổng thống Hàn Quốc mắc kẹt trong nhà, không thể đến văn phòng do mưa lũ

    Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol rời văn phòng trở về nhà và không thể trở lại trụ sở để họp khẩn khi trận mưa lớn nhất trong 80 năm qua trút xuống thủ đô Seoul.

  • Dầu thô Nga ngừng chảy tại đường ống đi qua Ukraine tới 3 nước châu Âu

    Đường ống chuyển dầu từ Nga sang châu Âu phải dừng lại, do Moscow không thể thanh toán việc trung chuyển bởi các lệnh trừng phạt của EU.

  • Cuba đã khống chế được vụ cháy kho chứa nhiên liệu sau 5 ngày

    Sau 5 ngày, Cuba cuối cùng đã khống chế thành công vụ hoả hoạn nghiêm trọng nhất tại kho chứa dầu tỉnh Matanzas.

  • Tổng thống Biden ký duyệt kết nạp Phần Lan, Thụy Điển vào NATO

    Tất cả 30 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải phê duyệt đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển trước khi hai quốc gia được kết nạp vào khối.

Tiêu điểm

Tin đọc nhiều