Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

Nguyên nhân và điều trị chứng nôn mửa

Bác Sĩ Ðặng Trần Hào

Nôn mửa là một bệnh thường gặp hằng ngày trong lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhưng phản ứng phụ về thuốc dùng thường là nguyên nhân gây cho người lớn tuổi.

Nôn do có thai thường xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất cho đến đầu tháng thứ tư. (Hình minh họa: Diana Bagnoli/Getty Images)

Ðối với thanh niên và con nít lại thường do vi khuẩn gây ra và hay kèm theo tiêu chảy. Ngộ độc thức ăn cũng thường là nguyên nhân của vấn đề dạ dày gây ra nôn mửa.

Cần phải thận trọng và định bệnh cho chính xác, nhất là trường hợp nôn mửa nhiều, có thể bệnh nhân bị đe dọa mất nước. Tốc độ mất nước tùy thuộc vào tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần liên tiếp. Nhất là đối với trẻ em bị nôn mửa kèm theo tiêu chảy là nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng, cần phải lưu tâm và phải gọi tới y sĩ tham khảo cho an toàn.

Những nguyên nhân nôn mửa

-Nôn sau khi ăn vài giờ.

-Hoặc nôn bởi dị ứng mùi hương.

-Không ăn hay uống cũng nôn.

-Nôn khi đi tàu, xe.

-Người bị viêm thận cấp tính.

-Người bị cường giáp trạng kích phát.

-Phụ nữ có thai.

Hậu quả của nôn mửa

Mất nước trong cơ thể là nguy hiểm nhất đối với hầu hết các trường hợp bị nôn mửa liên tục, và kèm theo tiêu chảy. Những dấu hiệu sau cho chúng ta biết bệnh nhân mất nước:

-Khát nước thấy rõ.

-Khô miệng hoặc mắt trũng xuống.

-Nước tiểu vàng đậm và đi tiểu thất thường.

-Da mất độ đàn hồi. Bấm nhẹ phần da bụng, nằm bên trái ổ bụng bằng bốn ngón tay, khi bạn buông ra, da bụng phải co lại ngay lập tức. Khi da vẫn bị kéo căng lên và không trở lại bình thường, đây là dấu hiệu cơ thể đã mất nước.

-Nôn mửa do xuất huyết dạ dày, cần phải đưa đi cấp cứu, vì rất nguy hiểm tới tính mạng. Nếu buồn mửa mà không mửa, đại tiện có máu và đau quặn bụng cũng là do xuất huyết bao tử nhưng nhẹ hơn. Có thể nghỉ ngơi, uống thuốc cho ngưng ra máu. Nếu không hết cũng phải đi cấp cứu.

-Chấn thương ở đầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nôn cần phải được cấp cứu kịp thời.

Tìm hiểu về chất nôn

-Thức ăn vừa mới ăn xong, hoặc của bữa ăn trước tác động ít nhiều của dịch vị.

-Là dịch vị đơn thuần hoặc lẫn ít nước mật hay thức ăn còn lưu lại trong dạ dày.

-Màu nâu như có máu.

-Có mùi hôi thối như phân.

-Số lần nôn, và lượng chất nôn

Nôn nhiều lần trong ngày gây khó khăn cho việc định hướng bệnh nhân.

Chỉ nôn một lần sau bữa ăn rồi ngưng và lặp lại sau bữa ăn khác.

Số lượng nôn mửa ít, không ảnh hưởng tới toàn thân, nhưng có những trường hợp nôn nhiều lần mất nước, gây trạng thái kiệt nước, có thể đưa tới trụy tim và nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy chúng ta phải đặc biệt quan tâm và săn sóc bệnh nhân.

Y Khoa Ðông Phương đặt trọng tâm nôn mửa vào tì vị, một khi tì khí bị xáo trộn, thường là nguyên nhân làm dạ dày đau và mất quân bình gây ra nôn mửa.

Ngoài những nguyên nhân nôn mửa trên, Y Khoa Ðông Phương còn định bệnh này do những nguyên nhân bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới bao tử như:

Nôn mửa khi phụ nữ có thai

Khi có thai bị nôn mửa cần phải phân biệt hai trường hợp nặng và nhẹ.

-Nôn nặng là nôn nhiều, ăn vào nôn ra, sụt cân, nhịp tim đập nhanh hơn từ 110-120 lần/phút trong thời kỳ từ bốn tới sáu tuần lễ đầu có thai. Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng là chính.

-Nôn nhẹ vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, nôn ra nước bọt, chất nhầy, có khi nôn ra cả thức ăn, thường xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất cho đến đầu tháng thứ tư. Trước khi xuống giường nên ăn nhẹ để lót dạ và nên nằm nghỉ ngơi một vài ngày.

Sau khí áp dụng cho cả hai trường hợp nặng nhẹ trên không hết thì chúng ta cần phải tìm hiểu về tì và gan khí.

Do tì khí suy, gây ra nôn mửa, bệnh nhân thường cảm thấy không muốn ăn, miệng nhạt, hay chóng mặt, ăn vào không kiện toàn tiêu hóa, đầy hơi, tức ngực. Mạch trầm trì. Rêu lưỡi dầy trắng.

Bài thuốc
-Bán hạ 12 gram
-Phục linh 9 gram
-Can khương 9 gram
-Trần bì 9 gram
-Bạch truật 9 gram
-Chỉ xác 9 gram
-Hương phụ 9 gram
-Cam thảo 3 gram
-Mộc hương 6 gram
-Sa nhân 3 gram
-Ðảng sâm 12 gram

Tác dụng của các vị thuốc:

-Bán hạ, can khương: Ôn tì vị và tiêu đờm.

-Phục linh, bạch truật: Gia tăng tiêu hóa và loại trừ đờm.

-Trần bì: Long đờm.

-Chỉ xác, hương phụ: Tản khí, giáng khí, giảm đầy tức ở ngực và ngưng mửa.

-Sa nhân, mộc hương, đảng sâm: Bổ tì khí.

-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc. [hp]