Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

[E] Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong đời sống chính trị, xã hội hiện nay

Với nguyên tắc quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã thiết lập cơ chế quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (6). Sự kiểm soát được thực hiện thông qua cơ chế nội bộ, giữa các cơ quan nhà nước và không thể thiếu cơ chế kiểm soát bên ngoài của các thiết chế chính trị-xã hội, xã hội - nghề nghiệp đặc biệt là sự kiểm soát từ chủ thể nhân dân. Dân trí lớn mạnh là điều kiện giúp nhân dân thực thi quyền làm chủ bằng trực tiếp tham gia, qua kiểm tra, giám sát tất các khâu: từ xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện đến phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật.

Chính vì vậy, để nhân dân có đủ quyền năng, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã đảm bảo các điều kiện pháp lý, chính trị, kinh tế để nhân dân thực thi quyền làm chủ. Bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức là chủ thể thay mặt nhân dân quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công hướng đến bảo đảm quyền con người, quyền công dân, từ đó góp phần nâng cao và bảo vệ quyền làm chủ nhà nước và xã hội của nhân dân.

nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, hợp tác là xu thế tất yếu, các nhà nước tiến bộ trên thế giới hiện nay đều liên kết và phụ thuộc ít nhiều vào nhau trong giải quyết các xung đột lợi ích, trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ gìn hòa bình... Chính vì vậy, các quốc gia khi lựa chọn và tuyên bố pháp quyền phải có tiếng nói và hành động thiết thực góp phần xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế.

nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam luôn nhất quán quan điểm và thực tiễn hành động về trách nhiệm quốc gia đối với quốc tế. Qua mỗi giai đoạn, chúng ta đều có những bước phát triển mới hướng đến mục tiêu “giữ vững môi trường hòa bình ổn định; không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”(7). Việt Nam là thành viên tích cực, đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng của Liên hợp quốc, các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa quốc tế và khu vực; là thành viên tận tâm thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết trong các lĩnh vực dân sự - chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội. Có thể nói, việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tôn trọng chủ quyền và các nguyên tắc quốc tế đã thể hiện rõ lập tường và trách nhiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế, giữ vững trật tự an ninh, hòa bình khu vực và thế giới.

nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là định hướng quan trọng, đồng thời là mục tiêu xây dựng, hoàn thiện và phát huy vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Thực hiện được những yêu cầu dân chủ sẽ tạo ra hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, từ đó “củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội”(8).

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Có cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước khoa học. Phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí cho nhân dân. Bảo đảm các điều kiện chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội để nhân dân thực hành dân chủ. Tăng cường vai trò của nhân dân trong kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.