Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

Đông lạnh sữa mẹ nuôi trẻ sinh non

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Hài
  • Tất cả

TP HCMTại ngân hàng sữa mẹ lớn nhất Việt Nam, sữa được những bà mẹ hiến và lưu trữ ở tủ đông -20 độ C, có thể bảo quản ba tháng, dành nuôi trẻ sinh non.

Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Hùng Vương hoạt động từ ngày 5/8, là đơn vị thứ tư tại Việt Nam và lớn nhất cả nước với công suất thanh trùng 62 lít sữa mỗi ngày.

Phó giáo sư Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện, cho biết ngân hàng quy mô hơn 300 m2, đầy đủ dây chuyển vận hành theo quy định của Bộ Y tế và tiêu chuẩn quốc tế, vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng.

Số trẻ vào khoa sơ sinh của bệnh viện tăng dần qua từng năm, với hơn 5.200 trường hợp trong năm qua. Hơn 12.000 lít sữa cung cấp cho trẻ tại khoa này, trong đó chỉ 5,5% là sữa mẹ, phần lớn phụ thuộc vào sữa công thức. Không phải người mẹ nào cũng có thể cho con bú, các nguyên nhân thường gặp là do mẹ bị bệnh hoặc đang dùng thuốc điều trị ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Thời gian qua, bệnh viện đã vận động được 17 bà mẹ hiến 235 lít sữa thô. Ngân hàng dành một phòng riêng, có ghế ngồi, bàn trang bị máy hút sữa, rèm che cho bà mẹ đăng ký hiến.

Sáng 9/8, chị Phạm Thị Thu Trang cho biết con đang điều trị tại viện do sinh non tháng. Khi biết đến ngân hàng, chị không ngần ngại hiến để giúp đỡ các bé khác có được nguồn sữa mẹ. Mỗi ngày người mẹ 33 tuổi hút từ 600 đến 800 ml sữa hiến tặng.

Để có thể hiến tặng sữa, người mẹ cần khỏe mạnh, từ 18 tuổi trở lên, không nhiễm các bệnh lây qua sữa mẹ như HIV, viêm gan B, C, giang mai. Bà mẹ không dùng các thuốc chống chỉ định trong thời gian cho con bú, không hút thuốc, không thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn...

Tại phòng trữ sữa thô, bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Phạm Anh Vy - Điều phối viên Ngân hàng sữa mẹ sắp xếp các bình đựng sữa lưu trữ trong tủ ở nhiệt độ dưới -20 độ C và không để quá 3 tháng kể từ ngày vắt.

Theo bác sĩ Vy, ngân hàng sữa giúp trẻ có nguồn dinh dưỡng quý giá, tăng cường miễn dịch, từ đó góp phần giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật ở trẻ sơ sinh.

Cạnh đó là phòng thanh trùng sữa, đạt tiêu chuẩn vô khuẩn, được trang bị hiện đại với 2 máy thanh trùng có công suất lớn nhất Việt Nam (màu xanh góc phải) 3 tủ đông âm sâu (góc trái) đảm bảo nhiệt độ dưới -25 độ C.

Theo quy trình, sữa mẹ thô sẽ được trộn và chia dưới tủ an toàn sinh học rồi cho vào máy thanh trùng ở nhiệt độ 62,5 độ C trong 30 phút, sau đó làm lạnh nhanh xuống 4 độ C. Sữa thanh trùng sau đó được xét nghiệm đạt chuẩn mới đưa vào sử dụng cho trẻ tại Khoa Sơ sinh, bệnh viện Hùng Vương.

Trong tủ an toàn sinh học, nhân viên y tế chia sữa thô vào chai để đưa vào máy thanh trùng.

Sữa thanh trùng được bảo quản trong ba tủ đông âm sâu có dung tích khoảng 600 lít, ở nhiệt độ từ -20 độ C trở xuống.

Khi có nhu cầu, sữa thanh trùng được chuyển vào phòng chia sữa ở kế bên qua cửa lùa để đảm bảo vô trùng.

Tại phòng chia, tùy theo nhu cầu sử dụng của trẻ sơ sinh, sữa được chia vào các hũ nhỏ khoảng 10 ml bằng ống xi lanh.

Sau khi chia sữa, nhân viên y tế sẽ vận chuyển nguồn sữa hiến tặng trong hộp đựng chuyên dụng để phân phối cho các bé cần sữa trong bệnh viện. Mỗi hộp chứa khoảng 10 bình sữa, bảo quản ở mức nhiệt 4 độ C. Hiện có 13 bé ở bệnh viện đã bắt đầu được sử dụng sữa từ tháng 8.

Tại phòng săn sóc tích cực 2, điều dưỡng Võ Thị Ngọc Vân cho một trẻ 27 tuần 4 ngày uống sữa. "Do mẹ bé sinh non nên chưa có sữa và phải nuôi trong lồng kính. Một ngày bé uống 8 cữ, mỗi cữ khoảng 15 ml sữa", chị Vân nói.

Ngoài ra, trong phòng hành chính của ngân hàng sữa mẹ còn có thêm khu vực vắt, trữ sữa cho nhân viên của bệnh viện.

Mọi dụng cụ, đồ đạc sau khi sử dụng trong quá trình vận hành ngân hàng sữa mẹ đều được hấp tiệt khuẩn trong một tiếng rồi chuyển sang cất ở phòng dụng cụ tiệt khuẩn.

Bệnh viện Hùng Vương là cơ sở chuyên ngành sản phụ khoa tuyến cuối TP HCM và khu vực phía Nam, bệnh viện nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc duy nhất tại thành phố. Nơi đây được Sở Y tế TP HCM xếp hạng nhất về quản lý chất lượng trong nhiều năm, đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên TP HCM đặt tại Bệnh viện Từ Dũ, hoạt động từ tháng 4/2019. Trước đó, ngân hàng sữa mẹ đầu tiên Việt Nam khai trương tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tháng 2/2017.