Vietnam
This article was added by the user . TheWorldNews is not responsible for the content of the platform.

Anh nông dân làm chuyện ngược người khác, không ngờ thu bộn tiền

Giữa vùng nước mặn, anh nông dân làm bờ bao chứa nước ngọt để trồng cây bồn bồn, nuôi cá đồng, thu lãi khoảng 700 triệu đồng/năm.

Đều đặn từ 3h sáng mỗi ngày, anh Trần Văn Lạc (34 tuổi, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước), cùng người nhà tất bật ra đồng nhổ bồn bồn. Sau đó, đem vào nhà để sơ chế, loại bỏ hết phần bẹ già, giữ lại lõi non bên trong, rồi đem giao cho tiểu thương. 

Bồn bồn là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước ngọt. Cây bồn bồn phát triển trong ao hồ hoặc mé sông. Từ là loài cây dại mọc hoang, đến nay loại cây này trở thành đặc sản của miền Tây. Bồn bồn tươi vừa nổ lên, được tách bẹ già ra và dùng ngay thì khó có loại rau cao cấp nào sánh bằng bởi vị thơm ngọt. Bồn bồn được người dân chế biến thành nhiều món ăn hoặc làm món dưa bồn bồn.

Anh Trần Văn Lạc - người thành công nhờ trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng
Bồn bồn loài rau rạch, đặc sản của miền Tây

Đứng dưới ruộng bồn bồn rộng hơn 3ha của gia đình, anh Trần Văn Lạc kể, trước đây anh nuôi tôm công nghiệp cho thu nhập cũng khá cao. Song, thấy việc nuôi tôm nhiều rủi ro “lúc thất, lúc trúng”, nên anh tìm cách chuyển đổi sang nuôi trồng loài khác.

“Lúc đó, tôi thấy mô hình trồng bồn bồn có thể giúp mình có thu nhập ổn định nên quyết định trồng cây này. Ban đầu, tôi trồng 5 công bồn bồn, sau đó thấy cây phát triển tốt, thu nhập cao nên quyết định mở rộng diện tích. Đến nay tôi có 3ha đất trồng bồn bồn”, anh Lạc chia sẻ.

Xung quanh ruộng bồn bồn của anh Lạc là những vuông tôm nước mặn. Bởi vậy, năm 2016, anh quyết định cải tạo, lên đê bao xung quanh, rồi khoan ba giếng lấy nước ngọt. Trồng bồn bồn, nhiều người nói anh bị “khùng”. “Họ nói tôi làm ngược đời, ở vùng nước mặn quanh năm mà làm đê bao giữ nước ngọt”, anh Đạt cười nói. 

“Tôi thuê máy cuốc làm lại bờ bao, rồi dỡ bỏ khoảng 0,4m đất mặt trên ruộng. Sau đó, thuê người đến khoan 3 giếng nước ngọt, đặt máy bơm vào đồng để bơm xả ra nhiều lần. Sau đó, tôi dự trữ nước mưa, cộng với bơm nước ngọt từ giếng lên rồi bắt đầu trồng bồn bồn”, anh Đạt kể. Chi phí ban đầu bỏ ra để đầu tư cho ruộng bồn bồn khoảng 200 triệu đồng. 

Cá thu hoạch trong ruộng bồn bồn của anh Đạt

Anh Đạt tiết lộ, trồng bồn bồn giữa xung quanh là nước mặn thì khâu quan trọng nhất là làm bờ bao để giữ nước ngọt. Nếu làm không kỹ, nước mặn sẽ thấm vào ruộng khiến cây bị chết. “Mình phải làm bờ bao phải cao và làm đất lúc trời mưa, vì khi làm lúc nắng thì nước mặn trong đất dễ ngấm vào khu vực trồng”, anh Đạt nói thêm. Ngoài ra, anh Đạt còn thả vài nghìn con cá giống như: cá thác lác, cá dồ, rô phi,... trong ruộng bồn bồn. 

Giống bồn bồn mà anh Lạc trồng là bồn bồn sọc (bồn bồn lai, cây to) cho thu hoạch quanh năm. Anh Lạc cho biết, từ lúc trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 4 tháng. 

Mỗi ngày, anh Lạc cung ứng cho thị trường khoảng 80-100kg bồn bồn đã sơ chế, với giá 30.000 đồng/kg. Ngoài ra, cá nuôi trong ruộng bồn bồn ăn thức ăn tự nhiên, mỗi năm anh Lạc thu hoạch vài tấn. Anh nhẩm tính, mỗi tháng trung bình gia đình anh lãi khoảng 60 triệu đồng từ cây bồn bồn và cá đồng. 

Lãnh đạo Hội Nông dân xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) thông tin, trên địa bàn xã có khoảng 60ha trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng. Song, mô hình trồng bồn bồn khép kín của gia đình anh Lạc là cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 

Bồn bồn sau khi được sơ chế, anh Đạt chuẩn bị giao cho thương lái
Bị vợ phản đối vẫn quyết làm: Cả tỉnh chưa ai dám thử, liều chơi lớn thu lãi tiền tỷMột lão nông ở miền Tây tiên phong nuôi cá chình - loài cá còn xa lạ với nhiều người vào những năm đầu 2000; không ngờ ông thu tiền tỷ.